Quyền hạn và vai trò Thủ tướng Sri Lanka

Hiến pháp Soulbury vào năm 1947 thiết lập chức vụ Thủ tướng như là người đứng đầu chính phủ trong hệ thống Westminster. Năm 1978, theo sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Cộng hòa năm 1972, nhiều quyền hạn của Thủ tướng được chuyển cho chức vụ Tổng thống, chuyển đổi từ thể chế thể chế đại nghị sang thể chế bán tổng thống. Nó dẫn đến việc Thủ tướng từ lãnh đạo Chính phủ trở thành thành viên cấp cao nhất trong nội các bộ trưởng, đồng thời là người kế nhiệm Tổng thống. Thủ tướng trên thực tế sẽ là Phó Tổng thống nếu cả hai đều thuộc cùng một đảng chính trị. Trong một số trường hợp nhất định, khi tổng thống không thuộc đảng đa số trong Quốc hội hoặc Chính phủ đoàn kết Quốc gia được thành lập, Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm từ một đảng khác với Tổng thống, và Thủ tướng sẽ đóng vai trò lãnh đạo chính phủ trên thực tế. Vào năm 2015, Tu chính án 19 đã khôi phục một số quyền hạn nhất định cho Thủ tướng.

Thủ tướng đứng thứ hai theo thứ tự ưu tiên sau Tổng thống và người đứng đầu nội các bộ trưởng. Thủ tướng cũng là thành viên của Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng An ninh Quốc gia và thành viên cao cấp nhất của nội các bộ trưởng.[3]

Người đứng đầu nội các bộ trưởng

Với tư cách là người đứng đầu nội các bộ trưởng, Thủ tướng có các quyền:

a/ Xác định số lượng các Bộ trưởng Nội các và các Bộ và phân công các đối tượng.

b/ Xác định số lượng các bộ trưởng không thuộc nội các và các bộ và phân công các đối tượng.

Khoản 1, điều 44, chương VIII, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka.

Cố vấn chính cho tổng thống

Theo Hiến pháp, Thủ tướng nắm quyền chính thức để tư vấn cho Tổng thống về:

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc chấp nhận việc từ chức của các bộ trưởng nội các và các bộ trưởng không thuộc nội các.

- Thay đổi đối tượng được giao cho các bộ trưởng nội các.

Kế vị tổng thống

Theo Hiến pháp, nếu chức vụ Tổng thống bị bỏ trống, Thủ tướng sẽ trở thành quyền Tổng thống khi chức vụ này bị bỏ trống cho đến khi có Tổng thống mới. Nếu chức vụ Thủ tướng cũng bị bỏ trống hoặc Thủ tướng không thể tạm quyền, Chủ tịch Quốc hội sẽ thay thế chức vụ Tổng thống. [4]

Tổng thống có thể bổ nhiệm Thủ tướng thực hiện và giải quyết các quyền, nhiệm vụ, chức năng của Văn phòng Tổng thống trong thời gian vị này vắng mặt do sức khỏe hoặc rời bỏ đất nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủ tướng Sri Lanka http://www.cnn.com/WORLD/9611/01/sri.lanka.obit/in... http://www.hindu.com/2005/11/22/stories/2005112204... http://www.history.com/encyclopedia.do?articleId=2... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.dailymirror.lk/2007/06/19/opinion/02.as... http://www.pmoffice.gov.lk http://www.presidentsfund.gov.lk/presidentsprofile... http://www.priu.gov.lk/execpres/cbk.html http://www.parliament.lk/en/prime-ministers http://www.uklankatimes.net/Insidepages/OpenFile/O...